Bệnh nghiến răng và những tác hại của nó

Nghiến răng là một bệnh lý khá phổ biến ở cả trẻ em lẫn người cao tuổi và để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như toàn cơ thể.

1/ Các triệu chứng thường thấy của bệnh nghiến răng

Nghiến răng (bruxism) là hoạt động nghiến hay siết chặt 2 hàm răng lại với nhau mà không có chủ đích do sự co cơ của hệ thống nhai. Đây là một bệnh khá phổ biến xảy ra ở cả trẻ em và người lớn, chiếm tỉ lệ khoảng 8% cộng đồng.

Hiện tượng này thường xảy ra khi ngủ và có khi xảy ra cả khi thức. 

Bệnh nhân bị nghiến răng sẽ phát ra tiếng ken két khi ngủ và mỗi sáng thức dậy thường bị đau tai, đau thái dương, quai hàm và khó há miệng hay mỏi hàm dưới.

Trẻ em chiếm tỷ lệ nghiến răng cao nhất

Triệu chứng nghiến răng có thể là tạm thời. Đa phần bản thân bệnh nhân không tự phát hiện ra bệnh, mà chỉ phát hiện khi đi khám nha sĩ hoặc người nhà bệnh nhân cho hay.

2/ Nguyên nhân dẫn đến chứng nghiến răng

Có 3 nhóm nguyên nhân chính:

 Nhóm thuộc về thần kinh

- Lo lắng căng thẳng, phiền muộn

- Rối loạn giấc ngủ

- Tổn thương não bộ

- Đau đầu

- Tính cách hung hăng, hiếu động

Lo lắng, căng thẳng, stress là những nguyên nhân gây nghiến răng

 Nhóm thuộc về hình thể/tại chỗ

- Khớp cắn xấu là do: Rối loạn phát triển giữa răng và xương hàm, đưa đến không có sự ăn khớp hài hòa giữa răng trên và dưới. Có điểm cộm làm cản trở hoạt dộng của hàm dưới.

- Tình trạng răng hỗn hợp ở trẻ (trẻ trong giai đoạn thay răng)

- Mất răng mà không được điều trị kịp thời dẫn đến các răng bi xô lệch

- Rối loạn khớp thái dương hàm dẫn đến co thắt cơ.

- Thở miệng

- Phì đại amidan

 Nhóm thuộc về thuốc và chất kích thích

Sử dụng thuốc lá, chất kích thích là nguyên nhân dẫn đến tật nghiến răng

- Sử dụng chất kích thích (thuốc lắc, café, thuốc lá…)

- Tác dụng phụ của thuốc (thuốc chống suy nhược, thuốc an thần, thuốc lắc)

3/ Hậu quả của việc nghiến răng

Chứng nghiến răng sẽ phát ra tiếng kêu khi ngủ làm ảnh hưởng đến người ngủ chung. Nếu bị nghiến răng mãn tính sẽ rất có hại cho răng như: gây mòn răng, ê buốt răng, hoặc làm cho răng bị lung lay. Bên cạnh đó, còn có thể gây vỡ răng, miếng trám, phục hình răng, đặc biệt các phục hình trên implant, gây đau đầu, đau khớp thái dương hàm, giới hạn việc há miệng, mỏi hàm.

Trong trường hợp nghiêm trọng có thể gây phì đại cơ cắn làm cho biến đổi hình dạng khuôn mặt.

Nghiến răng lâu ngày sẽ dẫn đến mòn mặt nhai của răng

4/ Phương pháp điều trị

Tùy thuộc vào nguyên nhân bị nghiến răng mà có cách điều trị khác nhau:

 Điều trị nhóm nguyên nhân thuộc về hình thể:

˗ Điều chỉnh những điểm vướng cộm, hay những điểm cản trở hoạt động của hàm dưới

˗ Phục hồi hay chỉnh hình các răng mọc lệch lạc

˗ Máng nhai chống nghiến răng, đây là một giải pháp điều trị phổ biến trên thế giới, vì nó giúp giãn cơ, giảm tình trạng co thắt của các cơ nhai, bảo vệ hàm răng không bị gãy vỡ, di chuyển vị trí lồi cầu xương hàm dưới vào vị trí thích hợp.

benh-nghien-rang-va-nhung-tac-hai-cua-no-4

Đeo miếng mặt nhai để đeo vào bạn đêm trước khi đi ngủ để hạn chế sự mòn răng

Kết quả và phương pháp có thể thay đổi tùy theo thể trạng mỗi người

 Điều trị nhóm nguyên nhân thuộc về thần kinh:

˗ Giải tỏa tâm lý, căng thẳng, bằng cách thư giãn, gặp bạn bè, người thân để chia sẻ, hoặc gặp bác sĩ tâm lý để nhận được những lời khuyên thích hợp.

˗ Tổ chức cuộc sống, một cách hợp lý: cân bằng giữa công việc và thời gian nghỉ ngơi, thư giãn, cân bằng giữa trách nhiệm xã hội và gia đình.

Luôn giữ tâm lý thoải mái và cải thiện giấc ngủ để dần điều trị tật nghiến răng

˗ Cải thiện chất lượng giấc ngủ. Trước khi ngủ nên tắm nước ấm, nghe nhạc êm dịu, không nên hoạt động quá mức hay ăn quá no ngay trước giờ ngủ. Tránh tình trạng thức quá khuya.

 Điều trị nhóm nguyên nhân thuộc về thuốc:

- Giảm các chất kích thích: rượu bia thuốc lá.

- Có thể sử dụng các thuốc giãn cơ.

5/ Những lưu ý khi điều trị nghiến răng

 Trong trường hợp nghiến răng gây ra do rối loạn giấc ngủ thì nên đi khám sớm để phát hiện các vấn đề liên quan đến thần kinh, tâm thần.

Tập cho trẻ thói quen đi ngủ đúng giờ cũng là một cách để điều trị bệnh nghiến răng

 Ở trẻ em có sự rối loạn khớp cắn do sự mọc răng, hệ thần kinh chưa phát triển hoàn chỉnh, dễ dẫn đến tình trạng nghiến răng.

Đồng thời, trẻ có thể bị căng thẳng thần kinh trong học tập, quan hệ ban bè. Do đó, phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn đến cuộc sống xung quanh trẻ, từ đó giải tỏa tâm lý cho trẻ.

 Trước khi ngủ nửa tiếng, hãy cho trẻ chơi những trò chơi nhẹ nhàng, đọc truyện tranh cho trẻ. Không nên cho trẻ ăn trước khi đi ngủ, nhất là đồ ngọt dễ gây hưng phấn lên hệ thần kinh.

 Nên tập cho trẻ thói quen ngủ đúng giờ, không thức khuya, đảm bảo ăn uống đủ chất dinh dưỡng, cung cấp đủ canxi, vệ sinh răng miệng tốt trước khi ngủ.

Điều trị bệnh nghiến răng nhanh chóng sẽ giúp chúng ta cân bằng và nâng cao chất lượng cuộc sống, vì thế khi có bất kỳ dấu diệu nào của bệnh nghiến răng cần đi thăm khám để được điều trị kịp thời.


Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh nghiến răng và những tác hại của nó. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến:

NHA KHOA NHÂN TÂM - LẤY CHỮ TÂM LÀM ĐẦU

TƯ VẤN & ĐẶT HẸN
*
*
*
Khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

NHA KHOA NHÂN TÂM

Địa chỉ: 801-809, Đường 3/2, P.7, Q.10, TP HCM

Hotline: 1900 56 5678

Cám ơn bạn đã xem www.nhakhoanhantam.com

Xem thêm:

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
vo van nhan

5 YẾU TỐ VÀNG
Làm nên thương hiệu Nha Khoa Nhân Tâm

  • Coi đạo đức nghề nghiệp là trách nhiệm hàng đầu
  • Luôn cập nhật và áp dụng công nghệ nha khoa mới nhất vào thực tiễn
  • Đội ngũ Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và 20 năm khách hàng kiểm chứng
  • Chú trọng chất lượng dịch vụ, đảm bảo kết quả thực hiện
  • Chăm sóc khách hàng & Chế độ hậu mãi sau dịch vụ tốt nhất
  • HÃY ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI "ĐỂ RĂNG LUÔN CHẮC KHỎE"

  • 801-809 Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 1900 56 5678
  • Mobile: (+84) 903 632 701 - (+84) 938 967 858