Những câu hỏi thường gặp khi niềng răng?

Việc niềng răng có gây hại gì cho sức khỏe răng miệng không?

Việc niềng răng không ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng. Tuy nhiên,đây là một trình lâu dài trong vài năm, đòi hỏi bệnh nhân cần có sự kiên trì, quyết tâm, tuân thủ theo quy trình điều trị, hợp tác với bác sĩ và tái khám đều đặn. Đồng thời, trong quá trình niềng răng bệnh nhân có nhiều khí cụ trong miệng nên cần đặc biệt chú ý đến việc vệ sinh răng miệng đúng cách, chu đáo, cẩn thận với bàn chải đặc biệt để tránh bị viêm nướu và sâu răng.

nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-nieng-rang
Có những phương pháp niềng răng nào?

Có 2 phương pháp cơ bản.

Phương pháp chỉnh hình răng không phẫu thuật.

Bao gồm:

 Khí cụ tháo lắp và các khí cụ chức năng: có thể tháo ra và lắp vào hàng ngày (trường hợp đơn giản), phù hợp với các đối tượng trẻ em từ 6-12 tuổi có hàm răng hỗn hợp (tức là răng chưa thay hết, vừa có răng sữa, vừa có răng vĩnh viễn), giúp phòng ngừa và điều trị những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng và xương hàm

Phòng tránh các hiện tượng răng vẩu, móm, khấp khểnh. Tuy nhiên, khí cụ này khá cồng kềnh, quá trình điều trị cũng dài hơn so với niềng răng và chỉ có thể áp dụng với một số trường hợp đơn giản.

nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-nieng-rang-2Kết quả và phương pháp có thể thay đổi tùy theo thể trạng mỗi người

 Khí cụ cố định với mắc cài: được gắn chặt vào răng khi điều tri, chỉ tháo ra khi kết thúc điều trị, có thể bằng kim loại hoặc bằng vật liệu thẩm mỹ như sứ, composite. Khí cụ này có thể gắn ở mặt ngoài (mắc cài mặt môi, má) hoặc mặt trong (mắc cài mặt lưỡi). Khí cụ này được áp dụng phổ biến cho tất cả đối tượng trên 12 tuổi có hàm răng vĩnh viễn.

 Ngoài ra, hiện nay có khí cụ không mắc cài: bằng khay nhựa trong còn được gọi là Invisalign, phù hợp với các đối tượng người trưởng thành cần tiếp xúc nhiều với công chúng như ca sĩ, diễn viên. Tuy nhiên, khí cụ này thường được chỉ định trong những trường hợp đơn giản.

nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-nieng-rang-3Kết quả và phương pháp có thể thay đổi tùy theo thể trạng mỗi người

Phương pháp phẫu thuật chỉnh hàm: Phù hợp với đối tượng đã có sự phát triển hoàn chỉnh của sọ mặt, thường trên 18 tuổi và có sự lệch lạc nhiều không những của răng mà còn bao gồm cả xương hàm, ví dụ như người bị quá hô hay quá móm mà phương pháp niềng răng thông thường không cải thiện được.

Phải làm gì khi mới niềng răng thường có cảm giác đau nhức, môi, má và lưỡi có cảm giá khó chịu?

- Thông thường khi mới đeo khí cụ, bệnh nhân có cảm giác khó chịu, đôi khi đau do khí cụ tiếp xúc với môi, má và lưỡi. Cảm giác này thường hết trong vài tuần đầu khi bệnh nhân có sự thích nghi. Do vậy, bác sĩ cần phải dành thời gian giải thích trước cho bệnh nhân, đồng thời phải có biện pháp thích hợp như:

Kéo dài thời gian gắn khí cụ, mỗi tuần nên gắn 1 khí cụ để bệnh nhân có sự thích nghi từ từ trước khi gắn khí tiếp theo, tránh gắn tất cả các khí cụ vào một lúc.

Hướng dẫn bệnh nhân sử dụng vật liệu làm giảm sự khó chịu như sáp que mềm để che mắc cài.

Dặn bệnh nhân có thể dùng thuốc giảm đau nếu cần.

nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-nieng-rangKết quả và phương pháp có thể thay đổi tùy theo thể trạng mỗi người

 Chẳng may dây kim loại của mắc cài chọc vào má hoặc bị gãy và nhô ra khỏi vị trí của nó thì chúng ta nên xử trí ra sao?

Trong trường hợp khí cụ chỉnh nha chẳng may chọc vào môi má, có thể dùng bông ướt che lên  vùng khí cụ này để tránh sự tiếp xúc trực tiếp của khí cụ với vùng môi má giúp giảm ngay sự khó chịu.

Đến ngay phòng khám nha khoa để kiểm tra. Điều chỉnh và sữa chữa lại

Nếu có phần nào bị rơi ra, các bạn hãy giữ lại và mang đến cho bác sĩ tránh trường hợp mất đi. Hầu hết có thể lắp lại được không cần mua cái mới gây tốn kém.

Sử dụng một dụng cụ sạch, không sắc và cẩn thận đẩy chuỗi dây vào.

Q. Khi niềng răng thì việc ăn uống cần phải lưu ý những vấn đề gì để không ảnh hưởng đến việc niềng răng?

Sử dụng thực phẩm mềm: Trong tuần đầu tiên sau khi niềng răng: chỉ nên dùng những thực phẩm mềm như các món luộc, cháo, súp, sữa… để tránh gây tổn thương và làm lệch hay đứt niềng răng. Điều này có thể duy trì cho đến khi các bạn không còn cảm thấy khó chịu hoặc đau do niềng răng nữa.

Cần lưu ý, tránh ăn các thực phẩm có độ cứng, giòn hoặc cần một lực mạnh để cắn và nhai như bắp rang, xương, kẹo cứng…

Đối với những loại thức ăn cứng và bổ dưỡng như táo hoặc cà rốt, chúng ta có thể cắt thành từng miếng nhỏ trước khi ăn.

Hạn chế các loại đường và các thực phẩm giàu tinh bột vì chúng thường dễ sinh ra axit, dẫn đến sâu răng và các bệnh về lợi. Đặc biệt, chúng ta không nên ăn kẹo cao su trong thời gian niềng răng. Nó không chỉ gây nên các nguy cơ xấu cho răng miệng mà còn có thể làm hỏng dây thép, nẹp răng và làm cong niềng răng.

nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-nieng-rangChế độ ăn trong thời gian niềng răng cần tránh các thực phẩm ngọt


Q. Những ai cần đến phương pháp niềng răng? Niềng răng có phức tạp không?

Thông thường chỉ định cho việc niềng răng khi bệnh nhân có sự lệch lạc răng và xương hàm như:

Răng mọc chen chúc, lộn xộn hoặc xoay

Răng thưa (hở kẽ)

Răng, xương hàm trên nhô về phía trước (còn gọi là hô)

Răng, xương hàm dưới đưa về phía trước nhiều (còn gọi là móm)

Niềng răng không phải là một quá trình đơn giản, thường kéo dài khoảng 2-3 năm, do đó đòi hỏi bệnh cần có sự kiện trì, quyết tâm, thăm khám đúng hẹn, tuân thủ theo tiến trình điều trị của nha sĩ. Vì vậy, để đạt kết quả tốt cần phải đảm bảo các yếu tố sau:

 Thu thập dữ liệu đầy đủ:

   Khám lâm sàng, chụp hình trong miệng và ngoài mặt.

   Lấy dấu mẫu hàm

   Chụp phim X-quang

Phân tích dữ liệu trên để có một kế hoạch điều trị một cách toàn diện và chi tiết.

Trong quá trình phân tích, cần đánh giá bệnh nhân có còn trong giai đoạn tăng trưởng và phát triển hay không để xác định phương pháp điều trị dự phòng thích hợp.

Trong một số trường hợp bệnh nhân còn phát triển, có thể tận dụng sự phát triển của xương hàm để chỉnh nha mà không cần nhổ răng hay hạn chế tình trạng phải phẫu thuật chỉnh hình sau này.

Sau khi niềng răng, nếu không chăm sóc kỹ thì răng có bị trở lại vị trí ban đầu hay không? Chế độ chăm sóc sau khi niềng răng như thế nào?

Sau khi tháo khí cụ niềng răng  bệnh nhân cần lưu ý rằng đến thời điểm này tiến trình niềng răng vẫn chưa hoàn tất mà cần phải đeo khí cụ duy trì để ổn định kết quả niềng răng & tránh tái phát (các răng di chuyển trở về vị trí ban đầu), thời gian đeo khí cụ duy trì ít nhất 1 năm.

Có các loại khí cụ duy trì sau:

nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-nieng-rang-5Khí cụ Hawley với nền nhựa và cung kim loại giữ răng

Kết quả và phương pháp có thể thay đổi tùy theo thể trạng mỗi người

nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-nieng-rang-6

Khí cụ tháo lắp dạng khay trong suốt phù hợp với người thường giao tiếp cộng đồng cần thẩm mỹ cao

Kết quả và phương pháp có thể thay đổi tùy theo thể trạng mỗi người

nhung-cau-hoi-thuong-gap-khi-nieng-rang-7

Khí cụ duy trì được gắn cố định vào mặt trong của răng có tác dụng tốt, bệnh nhân dễ thích nghi đôi khi không cần tháo ra

Kết quả và phương pháp có thể thay đổi tùy theo thể trạng mỗi người

NHA KHOA NHÂN TÂM

Địa chỉ: 803-805-807-809, Đường 3/2, P.7, Q.10, TP HCM

Hotline: 1900 56 5678

Cám ơn bạn đã xem www.nhakhoanhantam.com


VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
vo van nhan

5 YẾU TỐ VÀNG
Làm nên thương hiệu Nha Khoa Nhân Tâm

  • Coi đạo đức nghề nghiệp là trách nhiệm hàng đầu
  • Luôn cập nhật và áp dụng công nghệ nha khoa mới nhất vào thực tiễn
  • Đội ngũ Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và 20 năm khách hàng kiểm chứng
  • Chú trọng chất lượng dịch vụ, đảm bảo kết quả thực hiện
  • Chăm sóc khách hàng & Chế độ hậu mãi sau dịch vụ tốt nhất
  • HÃY ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI "ĐỂ RĂNG LUÔN CHẮC KHỎE"

  • 801-809 Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 1900 56 5678
  • Mobile: (+84) 903 632 701 - (+84) 938 967 858