Bệnh đau khớp thái dương hàm
Đau khớp thái dương hàm bao gồm các triệu chứng như hay bị đau ở trước tai, há ngậm miệng nghe tiếng kêu ở khớp, không há miệng lớn được, há ngậm lệch sang một bên hoặc không trơn tru, mỏi hàm... Ban đầu, có thể là tình trạng"loạn năng thái dương hàm" và sau đó nặng hơn sẽ chuyển sang giai đoạn đau khớp thái dương hàm. Ngoài ra còn có thể đau đầu, mỏi cổ và tai, đau tai, chóng mặt. Đây là bệnh mà trong đó hàm không thể thực hiện được các chức năng (ăn, nhai, nói, há ngậm...) một cách bình thường.
Thấp khớp và khớp thái dương hàm
Rối loạn chức năng hệ thống nhai
Tiến sĩ bác sĩ Võ Văn Nhân tư vấn về bệnh đau khớp thái dương hàm và cách phòng ngừa
Bệnh đau khớp thái dương hàm do nhiều yếu tố phối hợp nhau gây nên, thường do khớp cắn không đúng, thói quen không tốt (như nghiến răng), yếu tố tâm lí, chấn thương, bệnh ở khớp thái dương hàm (như thấp khớp)... Tùy theo tình trạng bệnh mà việc điều trị có thể bao gồm chỉnh khớp, làm máng nhai, uống thuốc, phẫu thuật chỉnh nắn khớp hàm.
Chỉnh khớp được thực hiện khi khớp cắn giữa hai hàm không đúng, có thể cần phải mài răng (mài bỏ những chỗ làm cho khớp cắn bị vướng), nhổ răng, trám răng, làm răng giả... để có thể đưa khớp cắn về đúng vị trí.
Máng nhai là khí cụ được làm riêng cho từng bệnh nhân, trùm lên các răng ở hàm trên hay hàm dưới. Nó thường được làm bằng nhựa cứng, trong suốt, tháo lắp được. Máng nhai giúp giảm đau và mỏi, giúp cân bằng hệ thống nhai và bảo vệ các răng. Tùy theo tình trạng bệnh mà bệnh nhân có thể đeo máng vào ban đêm hay ban ngày. Máng nhai cần được bác sĩ kiểm tra theo định kì vài tuần hay vài tháng.
Trường hợp bị trật hàm mỗi khi ngáp hoặc há miệng lớn có thể là do dây chằng khớp thái dương hàm bị giãn. Khi ngáp hoặc há miệng lớn, hàm dưới trượt ra trước, ra khỏi ổ khớp gây đau và không ngậm miệng lại được. Khi bị như vậy, bạn có thể nhờ người đứng trước bạn đặt ngón tay cái, ấn xuống rồi đẩy ra phía sau trên mặt ngoài của răng. Hàm dưới sẽ trở về vị trí cũ. Người giúp đỡ cần phải để ngón tay cái xa mặt nhai bởi vì hàm đóng lại với một lực nhai khá lớn. Tốt nhất là nên đến để bác sĩ chỉnh sửa lại.
Nếu buổi sáng thức dậy bạn hay thấy đau, mỏi cơ hàm hoặc khi đang làm việc cũng gặp những triệu chứng tương tự thì có thể do công việc căng thẳng làm bạn cắn chặt hoặc nghiến răng. Có thể điều trị bằng máng nhai hoặc hỗ trợ bằng vật lý trị liệu như: siêu âm, massage. Điều quan trọng là phải loại bỏ nguyên nhân stress.
Trong thời gian điều trị bệnh (hoặc khi đã điều trị xong), cần phải: Hạn chế ăn thức ăn quá cứng hay quá dai. Chú ý tránh những thói quen không tốt như nghiến răng, cắn chặt răng, cắn móng tay hay đồ vật khác. Tập luyện và xoa nắn cơ, khớp theo hướng dẫn của bác sĩ. Chườm ấm ở những vùng đau cũng là cách hiệu quả tức thời để giảm đau. Dành thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn và giải tỏa những áp lực công việc, tránh được stress trong cuộc sống sẽ tốt cho bệnh Đau khớp thái dương hàm nói riêng và sức khỏe nói chung.
NHA KHOA NHÂN TÂM
Địa chỉ: 803-805-807-809, Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, TP HCM
Hotline: 1900 56 5678
Cám ơn bạn đã xem www.nhakhoanhantam.com
5 YẾU TỐ VÀNG Làm nên thương hiệu Nha Khoa Nhân Tâm
HÃY ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI "ĐỂ RĂNG LUÔN CHẮC KHỎE"