Những nguyên nhân và triệu chứng thường thấy của bệnh nghiến răng

Nghiến răng khi ngủ là tình trạng thường gặp ở cả người lớn và trẻ em. Vì không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, chất lượng cuộc sống nên khi mắc phải tật này, rất nhiều người đã suy nghĩ đơn giản khiến dẫn đến nhiều tác hại vô cùng nguy hiểm.

BS Võ Văn Nhân, Giám đốc Trung tâm Nha khoa Nhân Tâm cho biết, nghiến răng là hiện tượng thường xuyên nghiến chặt hàm răng và phát ra những tiếng kêu ken két trong khi ngủ, nhất là vào ban đêm.

Nguyên nhân nghiến răng có thể là do khớp cắn giữa răng hàm trên và hàm dưới bị lệch. Do lo âu, căng thẳng hay bị stress, kích động hay xúc cảm quá mức. Ngoài ra, bệnh nghiến răng còn hình thành do các tác dụng phụ của một số loại thuốc thần kinh như thuốc chống trầm cảm...

Rất nhiều người thường không biết mình có tật nghiến răng, vì bệnh thường xảy ra lúc ngủ. Chủ yếu bệnh nhân được phát hiện bệnh khi đi khám vì hậu quả của nghiến răng gây ra là mòn răng. Do lực sử dụng trong hoạt động nghiến răng lớn gấp nhiều lần lực phát sinh khi nhai nên tật nghiến răng không chỉ tạo ra âm thanh khó chịu cho người xung quanh mà còn gây mòn răng cho người bệnh.


Không những vậy, chứng nghiến răng hay cắn chặt răng kéo dài còn có thể gây mòn các răng, gãy múi răng, lâu ngày dẫn tới thay đổi khớp cắn giữa hai hàm. Ngoài ra, nghiến răng còn gây đau ở khớp thái dương hàm, mỏi hoặc đau cơ.

Bác sĩ Nhân cho biết, nghiến răng nhiều có thể làm các cơ hàm bị co thắt, người bệnh bị mỏi và đau các cơ hàm. Do phải hoạt động quá mức nên có thể dẫn tới phì đại cơ cắn ở cả hai bên, khiến khuôn mặt bị mất cân xứng. Đồng thời, nó còn tác động lên khớp và gây ra những tổn thương cấu trúc khớp như rối loạn khớp thái dương - hàm.

Tùy vào mức độ tổn thương khớp mà bệnh nhân nghiến răng sẽ có các biểu hiện khác nhau như đau khớp hàm, có tiếng kêu lụp cụp khi há miệng hoặc khi đang nhai, rối loạn vận động há miệng lệch, há miệng khó...

Một số triệu chứng thường gặp của bệnh nghiến răng đó là các mặt răng bị mài mòn, chứng khớp thái dương hàm, đau cơ nhai, bể răng hay miếng trám. Nếu tiến hành chụp Xquang thì sẽ thấy dây chằng nha chu rộng…

Tiến sĩ, Bác sĩ Võ Văn Nhân tư vấn về tình trạng nghiến răng

Khi đã bị nghiến răng lâu, nhất là khi đã mòn răng thì việc điều trị là điều tất yếu. Các bác sĩ nha khoa có thể chỉnh khớp và làm máng nhai cho bệnh nhân. Việc chỉnh khớp có thể giúp giảm tình trạng nghiến răng. Đeo máng nhai vào ban đêm hay vào ban ngày những lúc làm việc căng thẳng sẽ giúp bạn làm ngưng sự mòn răng, giảm tình trạng mỏi hay đau cơ.

Với hơn 20 năm hoạt động, Nha khoa Nhân Tâm luôn là cơ sở dẫn đầu trong các dịch vụ phục hình, điều trị và thẩm mỹ răng miệng. Nơi đây hội tụ đội ngũ y, bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm và có hệ thống máy móc, trang thiết bị nha khoa hiện đại. Các bác sĩ của Nha khoa Nhân Tâm không chỉ có tay nghề cao mà còn luôn tận tình và hết lòng vì người bệnh. Do đó, nếu đang mắc bệnh nghiến răng hay muốn chỉnh nha, tẩy trắng răng, bọc răng sứ, trồng răng implant, quý bạn đọc và khách hàng hãy liên hệ ngay với Nha khoa Nhân Tâm theo số máy 1900.56.56.78 để đặt lịch hẹn thăm khám và được tư vấn cụ thể miễn phí.

NHA KHOA NHÂN TÂM

Địa chỉ: 803-805-807-809, Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, TP HCM

Hotline: 1900.56.56.78

Cám ơn bạn đã xem www.nhakhoanhantam.com

 

vo van nhan

5 YẾU TỐ VÀNG
Làm nên thương hiệu Nha Khoa Nhân Tâm

  • Coi đạo đức nghề nghiệp là trách nhiệm hàng đầu
  • Luôn cập nhật và áp dụng công nghệ nha khoa mới nhất vào thực tiễn
  • Đội ngũ Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và 20 năm khách hàng kiểm chứng
  • Chú trọng chất lượng dịch vụ, đảm bảo kết quả thực hiện
  • Chăm sóc khách hàng & Chế độ hậu mãi sau dịch vụ tốt nhất
  • HÃY ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI "ĐỂ RĂNG LUÔN CHẮC KHỎE"

  • 801-809 Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 1900 56 5678
  • Mobile: (+84) 903 632 701 - (+84) 938 967 858