Nguyên nhân và cách điều trị áp xe răng

Nguyên nhân áp xe chân răng thường xảy ra như là kết quả của viêm hốc răng không được điều trị. Áp xe răng không được điều trị có thể dẫn đến biến chứng nghiêm trọng.

 Nguyên nhân chính của áp xe răng?

 Nguyên nhân chính gây áp xe răng là do không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và đúng cách. Các thức ăn và mảng bám dính trên răng sẽ tạo thành một môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.

 Áp xe răng là do biến chứng của bịnh hư răng (phân hũy răng, tooth decay). Cũng có thể do chấn thương răng, ví dụ lúc một răng bị gảy hoặc mẻ. Men răng bị vỡ ra (bể ra) làm vi trùng len lỏi vào tủy răng và nhiễm trùng tủy răng. Từ đó, nhiễm trùng có thể lan ra từ chân răng và đi vào xương chống đỡ chân răng

 Nhiễm trùng gây ra một bọc mủ (các mô đã chết, vi trùng còn sống hoặc đã chết, bạch huyết cầu) và làm sưng những mô trong cái răng. Hiện tượng này làm đau răng. Nếu chân răng bị chết, răng có thể không đau nữa, nhưng nhiễm trùng vẫn còn hoạt động và vẫn tiếp tục lan ra, phá hủy các mô.

 Những người bị sâu răng mà không chữa trị có nguy cơ bị áp xe răng rất cao. Khi bị sâu răng, các vi khuẩn tồn tại trong răng, nướu và tủy tiết ra độc đố khiến vùng xung quanh tủy và nước sưng tấy, mưng mủ và gây nên áp xe.

 Tuỳ vào nguyên nhân nào bác sĩ nha khoa sẽ phân biệt làm hai trường hợp áp-xe:

  Áp-xe chân răng: Loại áp-xe này chỉ khu trú ở chóp chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe chân răng là hậu quả của một bệnh lý tuỷ răng không được điều trị hay cũng có khi là một trường hợp điều trị nội nha (lấy tuỷ răng) thất bại

Áp-xe quanh răng: Loại áp-xe này bao bọc toàn bộ chân răng bị tổn thương. Thường áp-xe quanh răng là hậu quả của một trường hợp bệnh nha chu tiến triển đã lâu.

 Các triệu chứng thường gặp

Đau răng, nhai đau, cắn mạnh thậm chí ngậm miệng cũng cảm thấy đau.

Nhạy cảm với các thức ăn nóng hoặc lạnh.

Có vị đắng trong miệng.

Hơi thở có mùi có khịu, miệng hôi.

 Có thể có triệu chứng nóng, sốt.

Sưng hạch cổ.

Người không khỏe, mệt mỏi.

Sưng hàm trên hoặc hàm dưới

 Cách điều trị áp xe chân răng

Tuỳ vào nguyên nhân, cách điều trị tổng quát mà nha sĩ có thể thực hiện là:

Rạch tháo mủ, nếu thấy có tụ mủ rõ rệt, và có khả năng vỡ túi mủ.

Nhổ răng nếu răng đã quá lung lay và phim x-quang cho thấy có sự tiêu xương trần trọng làm răng không thể cứng lại trên cung hàm được nữa.

Lấy tuỷ răng (loại trừ nguyên nhân từ tuỷ răng bệnh).

Nạo túi mủ và cạo láng gốc răng (loại trừ nguyên nhân từ mô nha chu bệnh).

Xử trí toàn thân: Bệnh nhân cần dùng thuốc kháng sinh để tăng cường sức đề kháng của cơ thể.

 Bạn nên chọn các nha khoa uy tín khi nhận thấy các dấu hiệu bị áp xe răng để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị tốt nhất. 

NHA KHOA NHÂN TÂM

Địa chỉ: 803-805-807-809, Đường 3/2, P.7, Q.10, TP HCM

Hotline: 1900 56 5678

Cám ơn bạn đã xem www.nhakhoanhantam.com

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
vo van nhan

5 YẾU TỐ VÀNG
Làm nên thương hiệu Nha Khoa Nhân Tâm

  • Coi đạo đức nghề nghiệp là trách nhiệm hàng đầu
  • Luôn cập nhật và áp dụng công nghệ nha khoa mới nhất vào thực tiễn
  • Đội ngũ Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và 20 năm khách hàng kiểm chứng
  • Chú trọng chất lượng dịch vụ, đảm bảo kết quả thực hiện
  • Chăm sóc khách hàng & Chế độ hậu mãi sau dịch vụ tốt nhất
  • HÃY ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI "ĐỂ RĂNG LUÔN CHẮC KHỎE"

  • 801-809 Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 1900 56 5678
  • Mobile: (+84) 903 632 701 - (+84) 938 967 858