Những kiến thức về sâu răng mà bạn cần biết!

Sâu răng là một bệnh lý răng miệng phổ biến mà bất kỳ ai cũng có thể mắc phải. Nắm rõ những kiến thức về sâu răng sẽ giúp bạn phòng tránh nguy cơ mắc bệnh và có cách chăm sóc, bảo vệ răng miệng tốt hơn.

 Răng sâu lâu ngày không nhổ có sao không?

 Các giai đoạn của sâu răng và cách điều trị cho từng trường hợp

Sâu răng là gì?

Sâu răng là một bệnh ở tổ chức cứng của răng, đặc điểm là tiêu dẫn các chất vô cơ và hữu cơ ở men và ngà răng làm thành lỗ sâu. Sâu răng có thể được biểu hiện trên bề mặt hoặc chân răng, gây tổn thương sâu trên thân răng bắt đầu từ men răng, còn gây tổn thương dưới chân răng bắt đầu từ men răng hoặc ngà răng.

Nguyên nhân khiến sâu răng hình thành và phát triển

 Ăn nhiều thực phẩm chứa đường, tinh bột

Trong các loại thức ăn đều có chứa một lượng đường nhất định, được chia làm 2 loại: Đường nội sinh có trong rau củ quả và Đường ngoại sinh có trong sữa, bánh kẹo ngọt,… Đường ngoại dinh có khả năng gây bệnh sâu răng rất cao, nếu dung nạp quá nhiều loại đường này và không vệ sinh răng miệng kỹ càng thì sẽ khiến răng bị hủy hoại.

 Vệ sinh răng miệng không đúng cách

Vệ sinh răng miệng không đúng cách sẽ không thể làm sạch được các mảng bám còn dính vào răng sau các bữa ăn. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào men răng, gây sâu răng. Không chỉ vậy, việc đánh răng không đúng cách còn có thể gây tổn thương lợi, tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh viêm nướu.

 Khô miệng

Khô miệng (do thiếu nước hoặc do các bệnh lý khác) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, nấm… gây ra bệnh sâu răng.

 Kết cấu của răng không hoàn chỉnh

Răng nếu không có khiếm khuyết, mọc ngay hàng thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hóa răng cao sẽ giúp chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.

 Do bệnh lý toàn thân

Những người mắc chứng trào ngược thực quản hoặc có phản xạ nôn thường có pH môi trường miệng rất thấp. Đây là những đối tượng có nguy cơ sâu răng rất cao. Bên cạnh đó, Bệnh nhân bị chứng khô miệng xerostomia), xạ trị tuyến nước bọt, tiểu đường... cũng có tỷ lệ mắc bệnh sâu răng cao.

Quá trình sâu răng diễn ra như thế nào?

 Giai đoạn 1

Bề mặt răng xuất hiện những đốm trắng mờ đục và màu răng hơi ngả sang ố vàng. Lúc này răng chưa có ảnh hưởng gì nên chúng ta thường không chú ý và rất khó để phát hiện sâu răng. Việc vệ sinh răng miệng đúng cách là rất cần thiết để hạn chế sâu răng lan rộng.

 Giai đoạn 2

Ở giai đoạn này, những đốm trắng dần bị các vi khuẩn gây sâu răng (có tên là Mutans Streptococci) sử dụng đường từ các thực phẩm mà chúng ta ăn hàng ngày và tạo ra các loại axit có tác động ăn mòn phần men răng, khiến cho vùng sâu chuyển sang màu đen. Đây là lúc sâu răng đã tấn công vào men và ngà răng, gây nên cảm giác đau nhức nhẹ cho người bệnh, đồng thời răng có thể dễ bị kích thích khi ăn đồ nóng, lạnh, chua,…

 Giai đoạn 3

Lỗ sâu phát triển lớn hơn và dần chạm tới phần mềm của răng. Nếu không được chữa trị kịp thời, phần sâu sẽ tiến dần đến tủy răng và làm tủy tổn thương ở một mức độ nhất định, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức dữ dội, nhất là về đêm.

 Giai đoạn 4

Đây là giai đoạn răng bị sâu nghiêm trọng nhất. Nếu viêm tủy không được chữa trị thì sẽ sản sinh ra nhiều vi khuẩn gây bệnh, tủy răng sẽ chết và các vùng quanh chóp răng, xương hàm sẽ bị nhiễm trùng, gây sưng hoặc viêm xương hàm.


Những biến chứng nguy hiểm của bệnh sâu răng

 Răng suy yếu

Răng khi bị sâu sẽ trở nên yếu và nhạy cảm hơn bởi men răng đã bị hư hại. Ngoài ra, những người bị sâu răng còn gặp phải tình trạng ê buốt răng khi dùng các thực phẩm nóng lạnh, chua ngọt,…

 Trí nhớ giảm sút

Răng sâu khiến cho một vùng của não bộ bị ảnh hưởng nghiêm trọng và động mạch não bị thu hẹp, từ đó hoạt động của não bộ bị ảnh hưởng, gây suy giảm trí nhớ.

 Bệnh tiểu đường

Vi khuẩn sâu răng có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu, cản trở quá trình đường chuyển hóa thành năng lượng cho hoạt động của cơ thể, lâu dài sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

 Bệnh tim mạch

Khi bị sâu răng, vi khuẩn sẽ đi qua vết sâu ở răng thông qua hệ thống tuần hoàn máu rồi đi vào tim, nhanh chóng gây hại mô mạch, tạo ra các cục máu động và có thể dẫn đến nhồi máu cơ tim.

 Ảnh hưởng đến thai nhi

Trong quá trình thai nghén, phụ nữ thường tiêu thụ một lượng lớn thức ăn chứa đường và các chất ngọt. Do đó, nguy cơ mắc bệnh sâu răng khá cao nếu không được vệ sinh kỹ càng. Lúc này, người mẹ sẽ dễ cảm thấy đau nhức, mệt mỏi bởi cơ thể tự động sản sinh ra chất protaglandin và một số chất khác khiến tỷ lệ sinh non cao hơn bình thường và kích thích chuyển dạ.

 Gây bệnh ung thư

Những người mắc bệnh sâu răng có nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm họng và ung thư khoang miệng cao gấp 62% so với người bình thường. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do vi khuẩn từ chỗ sâu khiến cho tủy bị tổn thương và hoại tử, dễ bị nhiễm trùng. Dịch tủy bị nhiễm trùng chảy xuống vòm họng lâu dài sẽ gây ra bệnh ung thư.

 Rối loạn cương dương

Thông thường, bệnh rối loạn cương dương là biến chứng của các bệnh về tim mạch, tiểu đường, huyết áp,… Sâu răng gây nên các vấn đề về tim mạch nên cũng gián tiếp gây ra tình trạng này.

Cách điều trị bệnh sâu răng hiệu quả

 Giai đoạn sâu răng mới chớm: Tiến hành tái khoáng để bảo vệ răng thật, ngăn ngừa vi khuẩn tấn công răng.

 Sâu răng gây viêm tủy: Bắt buộc phải loại bỏ mô tủy bị tổn thương, làm sạch buồng tủy, trám bít buồng tủy sau đó thực hiện trám răng hoặc bọc sứ để Bảo vệ phần răng thật còn lại.

 Sâu răng nghiêm trọng: Khi sâu răng đã phá hủy hoàn toàn cấu trúc răng, không còn mô răng để phục hồi thì bắt buộc phải nhổ răng để không ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng. Sau đó tiến hành trồng răng với công nghệ trồng răng implant để phục hồi thẩm mỹ và ăn nhai cho người điều trị.

Phòng bệnh sâu răng như thế nào?

 Vệ sinh răng miệng đúng cách

Đánh răng kỹ lưỡng, tối thiểu 2 lần/ngày theo hướng dẫn của Nha sĩ sẽ giúp phòng ngừa bệnh sâu răng hiệu quả. Bạn nên chú ý lựa chọn những loại bàn chải đánh răng lông mềm và thay mới bàn chải định kỳ 3 tháng/lần. Ngoài ra, bạn nên chọn những loại kem đánh răng chứa nhiều flour, canxi nhằm giúp răng chắc khỏe.

Sau khi chải răng, bạn nên kết hợp súc miệng với nước súc miệng chuyên dụng và sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng, mọi ngóc ngách trong khoang miệng, triệt đường cho vi khuẩn phát triển.

 Xây dựng chế độ ăn uống thích hợp

Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường và tinh bột. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng các chất ngọt thay thế đường, không mang tính gây sâu răng.

Bổ sung những thức ăn giàu canxi, vitamin D vào trong bữa ăn hàng ngày. Những loại thực phẩm này thường có trong sữa, phomat, cá, rau quả xanh,... 

Không sử dụng các loại nước có nhiều ga, các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, soda,… bởi các thực phẩm này chứa hàm lượng axit cao, ảnh hưởng tới men răng và tổn thương đến ngà răng.

 Thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ

Việc thăm khám sức khỏe răng miệng định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bạn phát hiện các bệnh lý về răng miệng sớm, từ đó có phương pháp điều trị kịp thời.

Nha Khoa Nhân Tâm được biết đến là địa chỉ phục hình thẩm mỹ cho răng và điều trị các bệnh lý về răng miệng uy tín, hiệu quả. Tại đây, vấn đề sâu răng của bạn sẽ được điều trị triệt để, loại bỏ tình trạng đau nhức, khó chịu và tạo cảm giác thoải mái khi ăn uống.

 Trực tiếp điều trị sâu răng cho bệnh nhân là đội ngũ Bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm. Các Bác sĩ sẽ giúp bạn loại bỏ những khiếm khuyết của răng một cách nhanh chóng, đem lại sự thoải mái cho bệnh nhân.

 Vô trùng, vô khuẩn tuyệt đối. Mỗi khách hàng khi điều trị sâu răng tại nha khoa đều được trang bị một bộ tay khoan riêng, một bộ dụng cụ riêng nhằm loại bỏ lây nhiễm chéo.

 Trang bị hệ thống máy móc hiện đại, hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị sâu răng: Máy chụp X-quang ConeBeam CT 3D, công nghệ chế tạo răng sứ CAD/CAM 3D… giúp bác sĩ xác định được chính xác tình trạng bệnh lý, cũng như đưa ra phác đồ điều trị cụ thể nhất cho người bệnh.

 Quy trình điều trị sâu răng chuyên nghiệp với các bước cụ thể và khoa học, đáp ứng yêu cầu của Bộ Y Tế và các quy định của cơ quan y tế, đảm bảo thời gian điều trị nhanh chóng, an toàn và không đau.

Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn biết rõ hơn về bệnh sâu răng. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp, hãy liên hệ ngay đến Nha khoa Nhân Tâm để được các chuyên gia tư vấn chi tiết và hoàn toàn miễn phí.

NHA KHOA NHÂN TÂM

Địa chỉ: 801-809, Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, TP HCM

Hotline: 1900 56 5678

Cám ơn bạn đã xem www.nhakhoanhantam.com

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
vo van nhan

5 YẾU TỐ VÀNG
Làm nên thương hiệu Nha Khoa Nhân Tâm

  • Coi đạo đức nghề nghiệp là trách nhiệm hàng đầu
  • Luôn cập nhật và áp dụng công nghệ nha khoa mới nhất vào thực tiễn
  • Đội ngũ Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và 20 năm khách hàng kiểm chứng
  • Chú trọng chất lượng dịch vụ, đảm bảo kết quả thực hiện
  • Chăm sóc khách hàng & Chế độ hậu mãi sau dịch vụ tốt nhất
  • HÃY ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI "ĐỂ RĂNG LUÔN CHẮC KHỎE"

  • 801-809 Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 1900 56 5678
  • Mobile: (+84) 903 632 701 - (+84) 938 967 858