Tiến sĩ. Bác sĩ Võ Văn Nhân : Nghề Y hạnh phúc trong nghịch cảnh

Tiến sĩ. Bác sĩ Võ Văn Nhân lần đầu chia sẽ về những trăn trở trong nghề bác sĩ nha khoa.

Tiến sĩ - Bác sĩ Võ Văn Nhân

Ts.Bs Võ Văn Nhân (giám đốc Nha khoa Nhân Tâm) là 1 trong những bác sĩ đầu tiên thực hiện trồng răng bằng phương pháp cấy ghép Implant tại Việt Nam.

Trong suốt 20 năm trong nghề ông đạt được những thành tựu mang dấu ấn quốc tế được coi là đóng góp to lớn đến sự phát triển của nha khoa thế giới (Như cấy ghép song hành 2 kỹ thuật phức tạp trong implant trên cùng 1 bệnh nhân) tạo cơ hội cho nhiều trường hợp mất răng do bẩm sinh, mất răng bị tiêu xương hàm trầm trọng.

Chúng ta sẽ cũng gặp bác và lắng nghe những tâm sự, cũng như trăn trở của bác về ngành Y nhé.

 Người ta nói nghề Y để theo đuổi nó phải có ý chí và trải qua rất nhiều khó khăn ? Phải chăng bác chọn nghề Y là đam mê hay là cơ duyên?

Ngành Y nói chung và nghề bác sĩ nha khoa nói riêng, tôi không có ý định ca ngợi nghề của mình, bởi ngành nghề nào cũng có cái khó riêng của nó cả. Tôi chỉ gửi gắm tâm sự của một bác sĩ đã trải qua hơn 20 năm trong nghề, nếm bao hỉ nộ ái ố trong cuộc sống.

Không than phiền, không phê phán, không tán dương, không chê trách, chỉ là những tâm sự của người trong nghề để mọi người chia sẽ , thấu hiểu và cảm thông cho công việc của chúng tôi.

Tôi đến với nghề y vì niềm đam mê, vì sự kính trọng các y bác sĩ và chắc có lẽ cũng là vì cái duyên.

 Có nhiều người nói, ngành y là “ngành cống hiến” bác có thấy tự hào hay áp lực vì ban đầu theo ngành đã bị xã hội gắn mác là phải cống hiến không?

Đối với tôi ngành y nói chung và bác sĩ nha khoa nói riêng là sự lựa chọn mang ý nghĩa cả cuộc đời.

Phần lớn những người tôi gặp hàng ngày là người bệnh,  trên khuôn mặt của họ có lẽ dễ nhận diện hơn cả bởi sự đau đớn, buồn bã, tự ti và lo lắng.

Không lẽ gặp họ tôi lại cau có khó chịu, chắc họ sẽ mất niềm tin mất nên nói ngành y là “ngành cống hiến” tôi nghĩ là sự ghi nhận của xã hội dành cho nghề của chúng tôi, đó cũng là động lực để hàng ngày chúng tôi phải tiếp nhận những người bệnh với tâm trạng thoải mái và vô tư nhất.

 Được tìm hiểu và đọc được nhiều thành tựu của bác đã đóng góp trong ngành y, vậy có bao giờ bác cảm thấy bất lực, và mệt mỏi không?

Tôi trước kia và bây giờ luôn mang trong mình nhiều hoài bão, tâm huyết nhưng đôi lúc vẫn cảm thấy bất lực. Vì ở đâu đấy ngoài kia còn hàng triệu ca, mà ở đó các em nhỏ hàng ngày vẫn cười tươi, những nụ cười bị lệch lạc do hở hàm ếch, những ca lâm sàng mất răng bẩm sinh mà không có cơ hội được điều trị

Bởi ngành y là vậy đôi khi thấy bệnh nhân vật vã,, nghe họ rên rĩ , đau đớn, tôi cũng cảm thấy thương tâm như chính vết thương của chính mình vậy.

 Là nghề đặc biệt được xã hội ghi nhận và trân trọng, hiện tại cũng nhiều học sinh mang hoài bão trở thành thầy thuốc.Chắc chắn sẽ có những áp lực vô hình, vậy những áp lực đó là gì?

Tôi còn nhớ câu nói của một bác sỹ có tiếng tăm trong lĩnh vực phẫu thuật: “Nghề y – một con đường gian nan, lắm chông gai, bác sĩ dù cố gắng đến mấy cũng khó tránh khỏi những mũi gai vô hình. Phẫu thuật cứu sống cả nghìn người chưa chắc đã nhận được một lời khen. Nhưng không may sơ sẩy một ca bệnh thì có thể thân bại danh liệt”.

 Có rất nhiều câu hỏi được xã hội quan tâm về ngành Y trong đó là mức thu nhập, Cũng có những bác sĩ vì lợi ích bản thân để bỏ mặc y đức, bác nghĩ sao về vấn đề này?

Tôi nghĩ “Nếu bạn muốn trở nên giàu có từ ngành Y thì đừng nên làm bác sĩ” hoặc “Đừng bao giờ nghĩ bạn có thể thay đổi thế giới nếu bạn là bác sĩ”…. thì hãy kinh doanh hay chọn những ngành khác. Vì lương tâm của nghề không cho phép bạn làm giàu trên sự đau đớn của người bệnh. Họ có thể bán cả gia tài hay cầm cố tài sản cho ngân hàng để cứu mạng sống. Lẽ nào người thầy thuốc làm giàu từ họ? Đây chính là sự đấu tranh ghê gớm trong lương tâm người thầy thuốc và của chính tôi, phải biết vượt qua cám dỗ, vượt qua chính mình như lời Phật dạy “Đánh thắng một vạn quân không bằng thắng chính mình”.

 Bác đã trải qua hơn 20 năm trong nghề, vậy ca phẫu thuật nha khoa nào để lại ấn tượng sâu đậm nhất?

Có lẽ là với bệnh nhân Nguyễn Văn Lượm

“Tôi luôn mong ước có được hàm răng để nhai” – Đó là tâm sự buồn của chú Lượm khi đến gặp tôi vì mất toàn bộ răng do bị đạn bắn vỡ xương hàm từ 40 năm trước.

Ngần ấy năm đeo hàm giả, chú Lượm vẫn nuôi hy vọng về một hàm răng chắc khỏe để ăn nhai tốt như những người bình thường. Tuy nhiên, đến các trung tâm nha khoa lớn, ông đều nhận được cái lắc đầu vì xương hàm dưới bị tiêu trầm trọng, nếu đặt implant thì sẽ làm đứt dây thần kinh.

Nghĩ đến việc sẽ không có răng trong suốt quãng đời còn lại, ông hoàn toàn mất hy vọng cho đến khi gặp tôi

Đối với tôi mang lại nụ cười cho bệnh nhân khi ra về là điều hạnh phúc.

 Bác có thể nói rõ hơn về phương pháp bác đã thực hiện để trồng lại răng cho chú Lượm không?

 Trường hợp của ông Lượm lúc đó nan giải bởi 6 khó khăn cần giải quyết :

- Tiêu xương hàm dưới trầm trọng

- Thần kinh răng dưới có lộ trình bất thường kéo dài từ bên phải băng qua đường giữa và sang bên trái.

- Thậm chí thần kinh lộ trên sống hàm ở một vài vị trí nên không thể cấy implant theo kỹ thuật thông thường.

- Chiều cao xương từ đỉnh sống hàm đến thần kinh răng dưới chỉ còn 1 - 2 mm không đủ để cấy implant có chiều dài thích hợp (10 mm) và an toàn (nguyên tắc là implant phải cách thần kinh 2 mm).

- Trường hợp của ông Lượm, nếu đặt implant thì sẽ làm đứt dây thần kinh

-  Các phương pháp cải thiện chiều cao xương như ghép xương theo chiều dọc, kéo giãn xương, dùng implant ngắn hay đặt implant ở vùng cằm đều được tính toán nhưng không thể thực hiện được, đồng nghĩa với việc ông sẽ không có răng trong suốt quãng đời còn lại.

 Giải pháp lúc đó:

 Để giải quyết việc trồng lại răng cho ông Lượm, một giải pháp khả thi là phẫu thuật dời dây thần kinh để cấy implant và thực hiện hàm răng trên implant

Dựa trên kỹ thuật của Jensen O, Tôi và ê kíp của mình đã thực hiện 3 bước :

- Phẫu thuật di chuyển thần kinh răng dưới

- Đồng thời cắt một đoạn xương chậu rồi ghép vào hàm dưới để làm tăng chiều cao xương và đặt 4 implant.. B

- Bên cạnh đó tôi cũng lấy nướu từ vùng khẩu cái xương hàm trên ghép vào sống hàm xương hàm dưới để cải thiện tình trạng mô nướu quanh implant, đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng đảm bảo sự thành công lâu dài của implant.

 Toàn bộ quá trình điều trị được hoàn thành trong vòng 5 tháng.

 Đối với 1 bác sĩ ngoài trừ có chuyên môn, tay nghề cao, tận tâm với công việc thì theo bác còn điều gì quan trọng để trở thành 1 bác sĩ giỏi?

“Nhẫn tất cả trừ nhẫn tâm” – Vâng, đích xác là nhẫn, không phải là nhẫn đeo tay mà là nhẫn nại làm việc ngày đêm, nhẫn nhịn trong công việc, thậm chí nhẫn nhục chịu bị đánh đồng nhưng tuyệt đối không được nhẫn tâm.

Đối với bệnh nhân, phải cố gắng đem hết kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, sử dụng các giác quan để chuẩn đoán và điều trị

 Trong bất cứ ngành nào, việc phục vụ khách hàng đôi lúc sẽ gặp những trường hợp không thể kiểm soát. Vậy chữ “Nhẫn” bác có sử dụng trong trường hợp này không?

Tôi và các nhân viên tại Nha khoa Nhân Tâm, cũng sẽ thông cảm với người bệnh bởi vì bệnh nhân nào cũng mong được chữa bệnh sớm, nóng lòng khỏi bệnh, hay sốt ruột tư vấn , tâm trạng lo lắng, bồn chồn quá mức dẫn đến hành động thiếu kiềm chế.

Tuy nhiên, nếu nhân viên đã tận tình giải thích, tích cực chăm sóc chữa bệnh mà người bệnh vẫn như vậy thì sẽ phải nhờ lực lượng chức năng để can thiệp tránh gây ảnh hưởng cho các bệnh nhân khác

Và chữ “Nhẫn” ở đây là nhẫn nại lắng nghe, nhầm giải đáp hoàn toàn thắc mắc cho bệnh nhân

 Theo thống kê 10 ngành nghề hạnh phúc nhất của các nghiên cứu lớn từ The Guardian và Careerbliss thì bác sĩ là nghề đứng thứ 2 trong top 10 nghề hạnh phúc nhất. Theo bác nghề Y có thật sự hạnh phúc không?

Nghề Y : “Hạnh phúc trong nghịch cảnh”  Bởi vì nếu thực hành đúng lương tâm thì đó là nghề cứu nhân độ thế, xoa dịu nỗi đau của con người. Đó hẳn nhiên là niềm hạnh phúc quá lớn lao. Chỉ là bởi không phải ai cũng đủ nhận thức và lý tưởng để cảm nhận niềm hạnh phúc ấy trước sức ép của cơm áo và sự tha hóa lương tri…

Tôi vẫn cảm thấy đây là một nghề cao quý và vẫn cố gắng hạnh phúc trong nghịch cảnh. Nếu có thể quay ngược thời gian vài chục năm và chọn lài ngành nghề, nơi làm, tôi tin rằng rất nhiều nhân viên y tế vẫn chọn ngành y, vẫn chọn nơi họ đang cống hiến và tôi cũng không ngoại lệ.

Cảm ơn bác vì đã có những chia sẽ , trải lòng về ngành Y . Chúc bác có nhiều thành tựu để góp phần vào sự phát triển của ngành nha khoa nói riêng và ngành Y nói chung

Tiến sĩ. Bác sĩ Võ Văn Nhân 

Giám đốc Nha khoa Nhân Tâm  - Chuyên gia Implant Hàng đầu Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phẫu thuật implant Nha khoa. 

Chuyên gia trong các lĩnh vực:

  • Phẫu thuật implant
  • Phẫu thuật ghép nướu - ghép xương
  • Phục hình trên Implant và Răng sứ thẩm mỹ

TƯ VẤN & ĐẶT HẸN

*
*
*
Khám và tư vấn hoàn toàn miễn phí!

NHA KHOA NHÂN TÂM

Địa chỉ: 803-805-807-809, Đường 3/2, P.7, Q.10, TP HCM

Hotline: 1900 56 5678

Cám ơn bạn đã xem www.nhakhoanhantam.com

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
vo van nhan

5 YẾU TỐ VÀNG
Làm nên thương hiệu Nha Khoa Nhân Tâm

  • Coi đạo đức nghề nghiệp là trách nhiệm hàng đầu
  • Luôn cập nhật và áp dụng công nghệ nha khoa mới nhất vào thực tiễn
  • Đội ngũ Bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm và 20 năm khách hàng kiểm chứng
  • Chú trọng chất lượng dịch vụ, đảm bảo kết quả thực hiện
  • Chăm sóc khách hàng & Chế độ hậu mãi sau dịch vụ tốt nhất
  • HÃY ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI "ĐỂ RĂNG LUÔN CHẮC KHỎE"

  • 801-809 Đường 3/2, Phường 7, Quận 10, Hồ Chí Minh, Việt Nam
  • Hotline: 1900 56 5678
  • Mobile: (+84) 903 632 701 - (+84) 938 967 858