Nguyên nhân đau nhức răng cửa và cách điều trị?
CÂU HỎI:
Chào bác sĩ, em năm nay 24 tuổi, răng cửa hàm trên của em mấy hôm nay cứ bị đau nhức. Em sờ vào thấy hơi lung lay và đặc biệt là khi ăn đồ lạnh thì càng nhức hơn. Bác sĩ có thể tư vấn cho em nguyên nhân đau nhức răng cửa và cách điều trị được không thưa bác sĩ? (Kim Anh - Cần Thơ)
TRẢ LỜI:
Chào bạn Kim Anh! Cám ơn bạn đã tin tưởng Nha khoa Nhân Tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi.
Về băn khoăn Nguyên nhân đau nhức răng cửa và cách điều trị của bạn, chúng tôi sẽ giải đáp cụ thế cho bạn như sau:
Nguyên nhân đau nhức răng
Hiện tượng răng cửa lung lay và đau nhức thường do viêm nha chu (viêm quanh răng) gây nên. Bệnh nha chu là bệnh của mô nâng đỡ xung quanh răng bao gồm nướu răng (lợi), dây chằng, và xương ổ răng. Khi bị bệnh này, lợi thường bị viêm, chảy máu và sẽ dần dần tụt khỏi răng, tạo nên những túi lợi sâu và gây ê buốt. Khi tiếp xúc với nước lạnh, bạn sẽ càng bị đau nhức nhiều hơn.
Đau nhức răng ảnh hưởng đến tinh thần và sức khỏe
Bình thường nướu răng sẽ bám chung quanh cổ răng. Giữa răng và nướu luôn có một khe hẹp và có độ sâu chỉ khoảng chừng 1-2 mm. Khi tình trạng vệ sinh răng miệng kém, có nhiều mảnh vụn thức ăn lọt vào khe nướu, đọng lại đó, lâu dần cứng lại thành cao răng gây viêm nướu và khiến bạn bị đau nhức răng cửa, nếu không khắc phục sớm sẽ biến chứng nặng hơn thành viêm nha chu.
Hơn thế nữa, nếu không được quan tâm hỗ trợ điều trị đúng mức thì xương và dây chằng bao bọc quanh răng cũng bị tiêu hủy dần khiến cho răng không có chỗ tựa, trở nên lung lay và cuối cùng sẽ rụng hoặc buộc phải nhổ răng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khiến bạn bị đau nhức răng cửa có thể kể đến như bệnh lý sâu răng, chấn thương răng (răng sứt mẻ, gãy vỡ, mòn men răng…)
Điều trị đau nhức răng cửa như thế nào?
Đau nhức răng cửa chủ yếu hay gặp do vi khuẩn ở trong mảng bám hoặc cao răng tồn tại lâu trong miệng chứ không phải do ăn quá nhiều vật cứng và lạnh. Bạn nên đến khám ở cơ sở chuyên khoa răng hàm mặt để được xác định bệnh chính xác, khi đó mới có cách hỗ trợ điều trị cụ thể.
Với bệnh lý viêm nướu, viêm nha chu trước hết lấy cao răng là điều bạn cần nghĩ đến. Loại bỏ sạch cao răng đồng nghĩa với việc loại bỏ vi khuẩn và kết thúc tình trạng sưng nướu, chảy máu chân răng.
Nếu nướu đang bị bệnh lý, việc lấy cao răng sẽ bị đau nhức răng cửa rất nhiều và chảy máu nếu thực hiện bằng cách thông thường, vì thế bác sĩ khuyên bạn nên lựa chọn phương pháp lấy cao răng định kỳ để bảo vệ hàm răng chắc khỏe.
Nếu đau nhức răng cửa vẫn chưa khỏi, bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng gel bôi để hỗ trợ điều trị viêm lợi. Để gel không bị nước bọt làm trôi, bạn sẽ được đeo máng giữ thuốc (giống với máng dùng để tẩy trắng răng), cho đến khi khỏi bệnh, răng chắc trở lại.
Đối với sâu răng hay chấn thương răng khác, bạn có thể lựa chọn trám răng hoặc bọc răng sứ cho từng trường hợp cụ thể.
Với những thông tin mà chúng tôi đưa ra, bạn hoàn toàn có thể hiểu được nguyên nhân đau nhức răng cửa và cách điều trị. Gặp bất cứ vấn đề gì về răng miệng, hãy liên hệ với nha khoa Nhân Tâm để được giải đáp và hỗ trợ tư vấn miễn phí nhé!
Chúc bạn luôn vui khỏe và có một nụ cười thật rạng rỡ, tươi vui đón tết nhé!
Nha khoa Nhân Tâm
5 YẾU TỐ VÀNG Làm nên thương hiệu Nha Khoa Nhân Tâm
HÃY ĐẾN VỚI CHÚNG TÔI "ĐỂ RĂNG LUÔN CHẮC KHỎE"